Giải Bài 6: Đo khối lượng – Kết nối tri thức

Mở đầu

Một bạn lần lượt rót sữa, ước vào hai cốc giống nhau. Làm thế nào để so sánh chính xác khối lượng của hai cốc.

Hình trang 20 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Lời giải:

Bạn đó có thể dùng các dụng cụ đo thông dụng như: cân đồng hồ, cân điện tử,… để đo khối lượng mỗi cốc rồi so sánh với nhau.

II. Dụng cụ đo khối lượng

Hoạt động 1: Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng khối lượng trong đời sống.

Lời giải:

Ví dụ: Chúng ta có hai loại cân đồng hồ: 1 cân có giới hạn đo là 5kg, 1 cân có giới hạn đo là 100 kg. Ta cần cân một bao gạo, ta cần ước lượng được khối lượng của bao gạo để chọn loại cân đo phù hợp là cân có GHĐ 100kg chứ không thể là cân có GHĐ 5kg được.

Hoạt động 2: Thử dự đoán khối lượng của một bạn khác trong nhóm dựa vào sự so sánh với khối lượng đã biết của cơ thể em.

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện.

III. Cách đo khối lượng

Hoạt động: Theo em, cần lưu ý điều gì để thu kết quả đo chính xác hơn? Tại sao?

Lời giải:

Để thu được kết quả đo chính xác hơn, ta cần chọn loại cân có GHĐ (giới hạn đo) và ĐCNN (độ chia nhỏ nhất) thích hợp nhất

Câu hỏi: Các thao tác nào dưới đây là sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử? Nêu cách khắc phục để thu được kết quả đo chính xác.

a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng

b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ

c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân

d) Để vật lệch một bên trên đĩa cân

e) Đọc kết quả khi cân ổn định.

Lời giải:

Các thao tác sai là:

a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng

b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ

c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân

d) Để vật lệch bên trên đĩa cân

Cách khắc phục : Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng, để vật có kích thước và khối lượng phù hợp lên cân để cân không nhanh bị hỏng, đặt vật vào chính giữa của cân, đặt mắt vuông góc với vị trí kim chỉ thị vào vạch chia trên mặt cân.