Bài 37: Thực hành quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên

Thu hoạch

1. Hoàn thành bảng thu hoạch theo mẫu sau:

Lời giải

2. Trả lời câu hỏi:

a) Trong khu vực quan sát nhóm động vật nào em gặp nhiều nhất? Nhóm nào gặp ít nhất? Nhận xét về hình dạng, kích thước, cơ quan di chuyển và cách di chuyển của các loài động vật quan sát được.

b) Nêu tên các động vật có ích cho cây, có hại cho cây mà em quan sát được.

c) Nhiều loài động vật có màu sắc trùng với màu của môi trường hoặc có hình dạng giống với vật nào đó trong môi trường (Hình 37.2). Hãy kể tên các động vật có những đặc điểm trên mà em quan sát được. Theo em, những đặc điểm này có lợi gì cho động vật?

Lời giải:

a) Nhóm động vật có xương sống gặp nhiều nhất, động vật không xương sống gặp ít nhất.

– Cá cơ thế hình thoi, dẹp hai bên, bơi bằng vây và đuôi, kích thước đa dạng.

– Chim có lông vũ bao phủ, có cánh, bay bằng đập sải cánh, kích thước đa dạng.

– Trâu có 4 chân móng guốc, đi bằng chân, kích thước lớn.

b) Động vật có ích cho cây: Giun đất đào xới giúp đất tơi xốp thoáng khí, ong thụ phấn hoa cho các cây cách xa nhau, chim bắt sâu ăn hại trên cây,…

Động vật có hại cho cây: Sâu ăn lá, hoa, quả của cây; Kiến ăn mầm hạt đang lên cây non; ốc bươu vàng ăn lúa; …

c) Ví dụ những loài động vật: tắc kè, cá ngựa, mực, bọ ngựa, …

Những đặc điểm về màu sắc và hình dáng đó giúp chúng ngụy trang trong môi trường, tránh bị kẻ thù hoặc con mồi phát hiện.

3. Chia sẻ những hình ảnh về động vật em đã chụp được trong quá trình quan sát hoặc vẽ lại một loài em đã quan sất được.

HS tự chụp