Giải Bài 12: Một số vật liệu – Kết nối tri thức

Mở đầu

Lịch sử loài người trải qua thời đại đồ đá (dùng đá làm công cụ), thời đại đồ đồng (dùng đồng làm công cụ) và thời đại đồ sắt (dùng sắt, thép làm công cụ). Do vậy, tên vật liệu đã được dùng để đại diện cho một thời kì trong nền văn minh của con người. Em có thể chọn một loại vật liệu tiêu biểu để đặt tên cho thời đại ngày nay không?

Lời giải:

Vật liệu tiêu biểu của thời đại này là vật liệu composite, có thể gọi là “thời đại composite”.Composite là vật liệu tổng hợp từ nhiều chất khác nhau, giúp tăng độ chắc, giảm khối lượng cho các loại vật liệu.

I. Vật liệu

Câu hỏi 1:

Em hãy cho biết các đồ dùng trong hình bên được làm từ những vật liệu nào?

Giải câu hỏi mục I SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Lời giải:

Bảng lời giải 1 trang 42 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi 2:

Em hãy nêu một số ví dụ về một vật dụng có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau?

Lời giải:

bảng lời giải 2 trang 42 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi 3:

Em hãy nêu một số ví dụ về việc sử dụng một vật liệu làm ra được nhiều vật dụng khác nhau?

Lời giải:

bảng lời giải 3 trang 42 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

II. Tính chất và ứng dụng của vật liệu

Hoạt động

Câu 1:

Tìm hiểu về khả năng dẫn điện của vật liệu

Chuẩn bị: bộ dụng cụ như sơ đồ ở hình 12.3, một số đồ vật làm bằng kim loại, nhựa, gỗ, cao su, thủy tinh, gốm..

Tiến hành:

Bước 1: Kiểm tra dụng cụ: Kẹp hai đầu kẹp trực tiếp vào nhau và xem đèn có sáng không. Nếu đèn sáng thì bộ dụng cụ hoạt động tốt

Bước 2: Lần lượt kẹp từng đồ vật vào hai chiếc kẹp. Nếu đèn sáng thì vật liệu đó dẫn điện. Nếu đèn không sáng, vật liệu đó không dẫn điện (cách điện)

Hình 12.3 trang 43 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Hãy quan sát hiện tượng khi thực hiện thí nghiệm và điền kết quả quan sát được theo mẫu bảng sau:

Bảng 1 trang 43 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Lời giải:

Bảng lời giải 1 trang 43 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 2:

Tìm hiểu khả năng dẫn nhiệt của vật liệu

Chuẩn bị: bát sứ, các thìa bằng kim loại, sứ, nhựa, gỗ

Tiến hành:

Bước 1: Đổ nước nóng già (khoảng 90 độ C) vào ⅔ bát và đặt 4 chiếc thìa vào bát. Sau khoảng 2-3 phút, dùng tay cầm vào cán của từng chiếc thìa.

Bước 2: Lặp lại thí nghiệm trên, nhưng thay nước nóng bằng nước đá.

Lưu ý: Cẩn thận tránh bị bỏng nước nóng

Hình 12.4 trang 43 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ của các loại thìa. Điền kết quả quan sát, nhận xét theo mẫu bảng sau:

Bảng 2 trang 43 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Lời giải:

Bảng lời giải 2 trang 43 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi 1:

Để làm chiếc ấm điện đun nước, người ta đã sử dụng các vật liệu gì? Giải thích

Lời giải chi tiết:

Để làm ấm điện đun nước người ta đã dùng các vật liệu:

Kim loại để làm dây đốt, làm vỏ bình, làm dây dẫn.

Nhựa: làm tay cầm, bỏ ấm điện.

Cao su: bọc dây điện để cách điện.

Câu hỏi 2:

Quan sát các đồ vật trong hình bên rồi ghi nhận xét theo mẫu bảng sau:

Bảng 2 trang 44 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Bảng 12.1 trang 44 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Lời giải:

Bảng lời giải 2 trang 44 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi 3:

Hãy cho biết cách sử dụng một số đồ dùng gia đình sao cho an toàn (tránh bị bỏng, điện giật, …)

Lời giải:

– Đối với những đồ vật bằng kim loại, dẫn điện, nhiệt tốt thì phải cẩn thận khi đun nóng, không đưa đến gần hay tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện

– Nên dùng các đồ vật bảo hộ (cách điện, nhiệt) để bảo vệ cơ thể trong quá trình nấu nướng.

III. Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình

Câu hỏi 1:

Hãy nêu cách xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình sau đây:

a. Chai nhựa, chai thủy tinh, túi nylon

b. Quần áo cũ

c. Đồ điện cũ, hỏng

d. Pin điện hỏng

e. Đồ gỗ đã qua sử dụng

g. Giấy vụn

Lời giải:

a. Chai nhựa, chai thủy tinh, núi nilon: tái chế, làm đồ trang trí, hộp bút …

b. Quần áo cũ: đem quyên góp, ủng hộ người nghèo, làm đồ trang trí

c. Đồ điện cũ, hỏng: gom lại tái chế

d. Pin điện hỏng: gom lại và tiêu hủy đúng nơi quy định

e. Đồ gỗ đã qua sử dụng: làm củi hoặc làm nguyên liệu tạo ra các vật khác

g. Giấy vụn: gom lại để tái chế

Câu hỏi 2:

Hãy nêu cách xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng

Lời giải:

Rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày, ta băm nhỏ và trộn đều với đất, có thể ủ phân trước khi bón cho cây trồng.